Câu chuyện sản phẩm Giò Lụa, Giò Cây

CÂU CHUYỆN SẢN PHẨM

SẢN PHẨM GIÒ TIẾN GIÁP — CHẤT LƯỢNG LÀM NÊN THƯƠNG HIỆU

Cái buổi nhân loại tìm ra lửa để nướng để thui để nấu để luộc để hầm, từ cái lúc con người biết đưa con lợn vào mâm vào đĩa bát mình, Ðông Tây kim cổ khắp thiên hạ, đâu đâu và ai ai mà chả ăn thịt lợn. Có thể chỉ trừ các dân tộc theo đạo Hồi, còn thì dân nào nước nào cũng ăn lợn, tìm ra mọi cách để chế biến thịt lợn cho hợp với khẩu vị mình. Người Việt Nam ta cũng biết ăn thịt lợn như mọi người nào của các nước nào biết quay lợn cả con mà nhậu nhẹt, nhưng đến một vài cách chế biến thịt lợn, thì hình như ta ra mặt có phần sáng tạo đấy. Thịt lợn đem gói giò chẳng hạn. Không sợ là huênh hoang thiếu khiêm tốn, ta có thể nói rằng biết chế lợn ra thành cân giò lụa, đó là đỉnh cao của một dạng văn hóa dân tộc. Theo chỗ tôi biết, thì trong số những dân tộc toàn cầu ăn thịt lợn và chế biến món lợn hình như giò lụa là một tiết mục độc đáo chỉ ta mới có, chỉ người Việt Nam ta mới nghĩ ra và làm ra thôi (tôi thành thật rất mong một bạn bác học nào dẫn chứng và chỉ cho tôi thấy thêm là ngoài cõi Việt Nam, giò lụa còn thấy ở vùng nào xứ nào nữa kia).
Tại sao lại chỉ có cái anh Việt Nam nghĩ ra món giò. Ta có dịp chiêu đãi bạn bè họ nội ngoại quốc tế ai cũng thấy là có mê cái món giò lụa Việt Nam tinh tế nhường ấy thì cũng không có gì là lạ cả. Nhưng rồi cũng cứ phải hỏi xem tại sao Việt Nam ta lại làm ra được cái “trò” giò lụa hấp dẫn đó chứ, nó vẫn lại như câu chuyện quả trứng Cơ-ri-tốp Cô-lôm, nghĩa là ít nhất ban đầu, cũng phải có một anh nào nghĩ ra cái cách đó chứ!
Tuổi thơ với tôi, khi tết đến bắt đầu bằng những gới la xanh biếc, những cuộn lá chuối xếp gọn gàng cho mẹ  gói bánh  chưng và làm giò. Ngày đó tết đến nhà nào cũng thịt một con lợn hoặc mấy nhà chung nhau một con lợn ăn tết

 

Phần thịt mông thường được các gia đình tách ra dã giò bằng cối mẹ bảo để làm được giò n gon phải chọn con lợn ngon. Thịt làm giò phải tươi, thái lát cho gia vị vào và dã bằng cối khi đên độ mịn thì vớt ra gói bằng lá dong hoặc lá chuối. Sau đó luộc hoặc hấp 1 tiếng đồng hồ.

Khi lớn lên đi học Đại học xong ra trường làm việc tại một công ty tại thành phố Vinh – Nghệ An. Bản thân tôi đã được đi nhiều nơi nên tôi hiếu rằng muốn làm giàu thì phái có hoài bão, có ước mơ và phải tư chính bản thân mình làm chủ; Không thế giàu bằng con đường “làm công ăn lương” được. Nghĩ là làm tôi trở về quê với hai bàn tay trắng, Không biết làm gì và bắt đầu từ đâu. Loay hoay mệt mỏi mãi rồi một ngày đi chăn bò ôn lại kỷ niệm xưa với lũ bạn từ nhỏ. Nghe bạn kể được người thân đi nhiều nơi mua quà về cho gia đình, đứa thì kể giò chả Huế hay chả Tôm miền bắc. Trong khi sản phẩm nông nghiệp của địa phương chủ yếu bán nguyên liệu thô. Thế rồi trong đầu Tôi lóe lên một ý nghĩ không giống ai, Tôi tự hỏi tại sao không chế biến thịt những con bò, me, lợn… quê mình thành món hàng tăng giá trị của sản phẩm? Thế rồi nghĩ là làm tôi bắt tay ngay vào công việc. Lúc đầu gặp rất nhiều khó khăn nhưng rồi sản phẩm đầu tiên cũng ra đời; được nhiều thực khách khen ngon. Tìm hiếu qua sách, báo, và các tài liệu trong nghành chế biến thực phẩm, lâu ngày tôi đúc kết cho mình một công thức riêng và đã tạo ra một sản phẩm giò Tiến Giáp có hương vị riêng mang đặc trưng của vùng quê Hương Khê – Hà Tĩnh. Tiếng lành đồn xa, sản phẩm giò Tiến Giáp càng ngày càng có nhiều khách hàng đặt mua hơn nên tôi quyết định mở cơ sở sản xuất giò me; Cơ sở của Tôi chính thức đi vào hoạt đông năm 2016, lấy tên là “ Giò Tiến Giáp”.

Sự phát triển của sản phẩm giò lụa Tiến Giáp tạo cơ hội việc làm cho người lao động, giải quyết sản phẩm đầu ra cho các lò giết mổ trên địa bàn huyện.!

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0972 366 390